Không đăng ký kinh doanh bị phạt bao nhiêu tiền ? Là câu hỏi của nhiều người khi mới bắt đầu kinh doanh nhưng vẫn chưa nắm rõ các quy định pháp luật. Nếu kinh doanh dưới dạng doanh nghiệp mà không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì bị xử phạt như thế nào ? Nếu kinh doanh như hộ kinh doanh mà không có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh thì bị xử phạt như thế nào? Công ty bắn cá ,bắn cá nhân ngư,bắn cá ngộ không. sẽ thông qua bài viết sau đây để giải đáp các vấn đề trên để mọi người có thể hiểu rõ hơn khi không đăng ký kinh doanh bị phạt bao nhiêu tiền.
Quy định mới nhất về xử phạt khi không đăng ký kinh doanh
Theo Nghị định 124/2015/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng quy định như sau :
Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh không đúng địa điểm, trụ sở ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh mà không có Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo quy định.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục hoạt động kinh doanh trong thời gian bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động hoặc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
5. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với hành vi vi phạm quy định từ Khoản 1 đến Khoản 4 Điều này trong trường hợp kinh doanh ngành, nghề thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo Giấy phép kinh doanh
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tự viết thêm, tẩy xóa, sửa chữa nội dung ghi trong Giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Cho thuê, cho mượn, cầm cố, thế chấp, bán, chuyển nhượng Giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh;
b) Thuê, mượn, nhận cầm cố, nhận thế chấp, mua, nhận chuyển nhượng Giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh.
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi kinh doanh không đúng phạm vi, đối tượng, quy mô, thời gian, địa bàn, địa điểm, mặt hàng ghi trong Giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh được cấp.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh mà không có Giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh theo quy định;
b) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh khi Giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh được cấp đã hết hiệu lực;
c) Sử dụng Giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh của thương nhân khác để kinh doanh.
5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục hoạt động kinh doanh trong thời gian bị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền đình chỉ hoạt động, tước quyền sử dụng hoặc thu hồi Giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh.
6. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ Khoản 1 đến Khoản 5 Điều này đối với đối tượng hoạt động sản xuất công nghiệp hoặc kinh doanh phân phối, bán buôn sản phẩm rượu, sản phẩm thuốc lá và nguyên liệu thuốc lá thực hiện hành vi vi phạm hành chính.
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng Giấy phép kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 và Khoản 3 Điều này trong trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy phép kinh doanh
Để hiểu rõ hơn quy định về xử phạt vi phạm ở trên chúng ta cần hiểu rõ đâu là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đâu là Giấy phép kinh doanh
Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
Thủ tục đầu tiên khi kinh doanh là chúng ta phải đến Cơ quan đăng ký kinh doanh để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tương ứng với loại hình kinh doanh của mình.
Cụ thể như sau :
– Nếu là hộ kinh doanh thì phải đến Cơ quan đăng ký kinh doanh ở UBND quận/huyện để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
– Nếu là doanh nghiệp phải đến Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế Hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Giấy phép kinh doanh
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì tùy theo ngành nghề hoạt động đã đăng ký mà cần làm thêm Giấy phép kinh doanh thì mới được phép hoạt động kinh doanh ngành nghề đó.
Ví dụ : Với các ngành nghề như phòng khám gia đình, nha khoa thì cần có Giấy phép kinh doanh do Cơ quan y tế tương ứng cấp.
Xem thêm: Chi phí thành lập doanh nghiệp
Dịch vụ đăng ký kinh doanh của bắn cá ,bắn cá nhân ngư,bắn cá ngộ không.
Để không bị xử phạt do chưa có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy phép kinh doanh mà các bạn cảm thấy việc thực hiện thủ tục khá rắc rối, phức tạp hoặc các bạn không có đủ thời gian cho những việc này thì tại sao không sử dụng đến dịch vụ đăng ký kinh doanh để được hỗ trợ nhanh chóng.
Nguyễn Chính Alex có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Doanh nghiệp, đầu tư, marketing, kinh doanh, thương mại, tư vấn cấp phép, thuế, đất đai, hôn nhân, thừa kế, đăng ký kết hôn nước ngoài.
Giám đốc pháp chế tại bắn cá ,bắn cá nhân ngư,bắn cá ngộ không.