Khi thành lập công ty Luật, bạn cần lưu ý rất nhiều vấn đề. Bởi đây là ngành nghề kinh doanh yêu cầu điều kiện. Vậy làm sao để mở công ty Luật thành công và điều kiện cần tuân thủ là gì? Mời bạn tham khảo bài viết sau để tìm lời giải đáp chi tiết.
I/ Điều kiện thành lập công ty Luật – Bạn cần nắm rõ
Khi thành lập công ty Luật, bạn cần đáp ứng tốt những điều kiện như sau:
Luật Doanh nghiệp 2014 quy định:
Công ty Luật mới được thành lập phải là công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty hợp danh.
Giám đốc, người đại diện pháp luật của công ty Luật phải có chứng chỉ hành nghề luật sư.
Một luật sư chỉ có thể tham gia thành lập một tổ chức luật sư. Nếu nhiều luật sư ở các đoàn luật sư khác nhau cùng nhau mở công ty thì cần đăng ký hoạt động tại địa phương trực thuộc nơi Đoàn luật sư của một trong những luật sự đó tham gia.
II/ Hồ sơ đăng ký thành lập công ty Luật
Để thành lập công ty Luật, bạn cần chuẩn bị hồ sơ cụ thể như sau:
– Giấy đề nghị cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp giấy phép đăng ký doanh nghiệp, thành lập công ty luật.
– Điều lệ công ty luật.
– Danh sách các thành viên của công ty
– Nếu là cá nhân thì cần chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu, căn cước công dân (bản sao).
– Nếu là tổ chức thì cần thêm giấy phép đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập hay các tài liệu tương đương.
– Chứng chỉ hành nghề luật sư
>>> Doanh nghiệp cần nộp hồ sơ lên Sở Tư pháp. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, Sở Tư pháp sẽ xem xét và cấp giấy đăng ký hoạt động cho đoàn luật sư theo quy định của pháp luật.
III/ Một số lưu ý khi mở công ty Luật đừng bỏ qua
Bên cạnh điều kiện cũng như hồ sơ xin giấy phép hoạt động, thì khi mở công ty Luật, bạn cần lưu ý thêm một số điểm sau:
Lưu ý về ngành nghề kinh doanh:
– Bạn cần phải tiến hành chọn ngành nghề đăng ký kinh doanh phù hợp với lĩnh vực luật nước ngoài tại việt nam mới có thể thuận lợi đi vào hoạt động kinh doanh.(Tham khảo chi tiết: Danh mục ngành nghề đăng ký kinh doanh).
– Để kinh doanh dịch vụ luật nước ngoài tại việt nam, doanh nghiệp cần đăng ký ngành nghề Hoạt động pháp luật (691 – 6910), Nhóm này gồm:
+ Đại diện luật pháp về lợi ích của một bên đối với bên kia, dù có trước toà hoặc hội đồng xét xử hay không hoặc dưới sự giám sát của những người là thành viên của tòa như tư vấn và đại diện dân sự, tư vấn và đại diện hình sự…;
+ Các hoạt động khác của công chứng viên, thẩm phán, thẩm phán viên và trọng tài kinh tế.
Loại trừ: Hoạt động tòa án được phân vào nhóm 84230 (Hoạt động an ninh, trật tự an toàn xã hội).
* 69101: Hoạt động đại diện, tư vấn pháp luật. Nhóm này gồm: Đại diện pháp lý cho quyền lợi của một bên đối với bên kia, dù có trước tòa hoặc hội đồng xét xử khác hay không, hoặc có sự giám sát của những người là thành viên của tòa về:
+ Tư vấn và đại diện trong vấn đề dân sự;
+ Tư vấn và đại diện tội phạm hình sự;
+ Tư vấn và đại diện có liên quan đến các vụ tranh chấp về lao động;
+ Thống nhất các điều khoản, thoả thuận hợp tác hoặc các tài liệu tương tự liên quan đến thành lập công ty.
* 69102: Hướng dẫn chung và tư vấn, chuẩn bị các tài liệu pháp lý. Nhóm này gồm:
+ Thống nhất các điều khoản, thoả thuận hợp tác hoặc các tài liệu tương tự liên quan đến thành lập công ty.
+ Hướng dẫn chung và tư vấn, chuẩn bị các tài liệu pháp lý liên quan đến bản quyền, bằng phát minh, sáng chế, quyền tác giả;
+ Các hoạt động liên quan đến các thủ tục công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản, các văn bản thừa kế, di chúc,…
+ Chuẩn bị tài liệu pháp lý liên quan đến các thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ văn bản (trừ chữ ký người dịch).
* 69109: Hoạt động pháp luật khác.
+ Nhóm này gồm: Các hoạt động khác của công chứng viên, thẩm phán, thẩm phán viên và trọng tài kinh tế, quản lý, thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã trong quá trình giải quyết phá sản. Hoạt động đăng ký tài sản, đăng ký biện pháp bảo đảm, cung cấp, trao đổi thông tin về các biện pháp bảo đảm
– Ngoài ra, doanh nghiệp phải lưu ý là nếu ngành nghề đó là ngành nghề không yêu cầu điều kiện thì có thể đi vào kinh doanh ngay sau khi có giấy phép. Nhưng nếu đó là ngành nghề kinh doanh yêu cầu điều kiện thì doanh nghiệp cần phải đáp ứng các yêu cầu về ngành nghề như điều kiện về vốn hay điều kiện về chứng chỉ, giấy phép.
Lưu ý về loại hình công ty:
– Như đã nói ở trên, bạn chỉ có thể mở công ty Luật với loại hình hợp danh hoặc trách nhiệm hữu hạn. Do đó hãy cân nhắc kỹ xem loại hình nào phù hợp với công ty nhất. Từ đó đưa ra sự lựa chọn phù hợp.
Lưu ý về địa chỉ công ty:
– Công ty Luật cần có trụ sở hoạt động. Địa chỉ đặt công ty luật phải bên trong lãnh thổ Việt Nam. Cấm đặt công ty ở khu vực nhà chung cư, nhà tập thể. Công ty phải sử dụng địa chỉ thật, cấm dùng địa chỉ giả. Hơn nữa, trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp có địa chỉ được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).
Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến thành lập công ty Luật, bạn hãy liên hệ ngay đến bắn cá ,bắn cá nhân ngư,bắn cá ngộ không. để nhận tư vấn chi tiết hơn từ những Luật sư giàu kinh nghiệm ở đây nhé!
Nguyễn Chính Alex có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Doanh nghiệp, đầu tư, marketing, kinh doanh, thương mại, tư vấn cấp phép, thuế, đất đai, hôn nhân, thừa kế, đăng ký kết hôn nước ngoài.
Giám đốc pháp chế tại bắn cá ,bắn cá nhân ngư,bắn cá ngộ không.