Làm sao để thành lập công ty môi trường thành công? Hồ sơ đăng ký kinh doanh cụ thể ra sao, gồm những giấy tờ gì? Điều kiện phải đáp ứng như thế nào? Có cần lưu ý gì không? Nếu bạn đang băn khoăn về những vấn đề này thì bài viết dưới đây sẽ hữu ích với bạn.
I/ Hồ sơ đăng ký thành lập công ty môi trường
Để thành lập công ty môi trường thì doanh nghiệp cần phải soạn thảo hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, nộp lên Sở kế hoạch và đầu tư để được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh. Hồ sơ chi tiết gồm:
– Danh sách các cổ đông hoặc thành viên của công ty
– Nếu là cá nhân thì cần chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu, căn cước công dân (bản sao).
– Nếu là tổ chức thì cần thêm giấy phép đăng ký doanh nghiệp, quyết định thành lập hay các tài liệu tương đương.
– Giấy đề nghị cơ quan Đăng ký kinh doanh cấp giấy phép đăng ký doanh nghiệp, thành lập công ty môi trường.
– Điều lệ công ty môi trường.
>>> Doanh nghiệp sau khi hoàn tất hồ sơ thì cần mang hồ sơ lên nộp cho Phòng đăng ký kinh doanh trực thuộc nơi mà doanh nghiệp đặt địa chỉ công ty. Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, thì doanh nghiệp sẽ được cấp giấy phép sau 3 – 5 ngày. Còn nếu hồ sơ không hợp lệ thì cơ quan quản lý sẽ thông báo đến doanh nghiệp bằng văn bản.
>>> Để tránh việc hồ sơ sai sót, doanh nghiệp có thể chọn dịch vụ thành lập công ty và ủy quyền cho bắn cá ,bắn cá nhân ngư,bắn cá ngộ không. tiến hành thay.
II/ Những thủ tục cần chuẩn bị khi thành lập công ty môi trường
Khi thành lập công ty môi trường thì doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ thông tin của doanh nghiệp, cụ thể như sau:
Phải chuẩn bị tên không giống với công ty khác
– Không được sử dụng từ ngữ, ký tự thiếu văn hóa trong tên. Cấm sử dụng tên lực lượng vũ trang, cơ quan quản lý có thẩm quyền của nhà nước để làm tên công ty.
– Tên công ty môi trường có thể viết bằng tiếng anh hoặc viết tắt. Doanh nghiệp có thể tra cứu thông tin về tên trước để tránh tình trạng tên không hợp lệ khi đăng ký kinh doanh.
– Tên của công ty môi trường phải đảm bảo những yêu cầu như không được trùng lặp, không được gây nhầm lẫn, không giống với bất cứ công ty nào đã đăng ký kinh doanh trước đó.
>>> Tham khảo chi tiết hơn: Cách đặt tên công ty
Phải chuẩn bị vốn và kê khai vốn điều lệ theo quy định
– Muốn thành lập công ty môi trường thì chắc chắn doanh nghiệp phải chuẩn bị vốn, chi phí thành lập công ty. Mức vốn có thể tùy vào khả năng tài chính hoặc theo quy định ngành nghề về vốn tối thiểu. (Tham khảo ngay: Vốn tối thiểu để thành lập công ty là bao nhiêu?).
– Ngoài ra, khi một công ty môi trường thành lập, thì doanh nghiệp phải thực hiện kê khai vốn điều lệ. Số vốn này có trường hợp cần chứng minh, có trường hợp lại không. Bởi vì hiện nay pháp luật không có quy định cụ thể về mức vốn điều lệ tối đa hay tối thiểu mà doanh nghiệp cần phải kê khai khi đăng ký kinh doanh. Tức là doanh nghiệp có thể đăng ký vốn điều lệ từ vài triệu đồng cho đến vài tỷ đồng.(Tham khảo thêm: Vốn điều lệ là gì?).).
– Tuy nhiên, doanh nghiệp phải lưu ý là với trường hợp đăng ký kinh doanh ngành nghề không yêu cầu điều kiện về vốn thì có thể đăng ký vốn điều lệ tùy vào công ty. Nhưng nếu doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ngành nghề có yêu cầu về vốn mà cụ thể là vốn pháp định thì phải kê khai vốn điều lệ tối thiểu bằng hoặc hơn số vốn pháp định được quy định.(Tham khảo ngay: Danh sách ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định).
Phải đảm bảo chọn ngành nghề đăng ký kinh doanh phù hợp
– Để có thể kinh doanh lĩnh vực môi trường, thì doanh nghiệp cần tiến hành đăng ký kinh doanh ngành nghề liên quan, phù hợp đối với lĩnh vực dự định kinh doanh. (Tham khảo chi tiết: Danh mục ngành nghề đăng ký kinh doanh).
– Dựa vào danh mục ngành nghề kinh doanh dưới đây, doanh nghiệp có thể đăng ký ngành nghề sau:
Ngành nghề | Mã ngành |
Thoát nước và xử lý nước thải | 3700 |
Thu gom rác thải độc hại | 3812 |
Thu gom rác thải không độc hại | 3811 |
Xử lý và tiêu huỷ rác thải độc hại | 3822 |
Xử lý và tiêu huỷ rác thải không độc hại | 3821 |
Tái chế phế liệu | 3830 |
Xử lý ô nhiễm và hoạt động quản lý chất thải khác | 3900 |
Vệ sinh chung nhà cửa | 8121 |
Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác | 7490 |
Dịch vụ chăm sóc và duy trì cảnh quan | 8130 |
Vệ sinh nhà cửa và các công trình khác | 8129 |
– Nếu doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh không có điều kiện thì có thể trực tiếp đi vào kinh doanh ngay sau khi có giấy phép đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên, nếu là ngành nghề yêu cầu điều kiện thì phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện liên quan mới được đi vào kinh doanh. Bởi vì môi trường có những quy định riêng cần tuân thủ.
Phải tuân thủ quy định về địa chỉ doanh nghiệp
– Công ty môi trường cần có địa chỉ kinh doanh thì mới được phép tiến hành đăng ký kinh doanh. Địa chỉ của công ty môi trường phải đảm bảo những quy định chung, tránh đặt địa chỉ công ty ở khu chung cư hay nhà tập thể.
– Doanh nghiệp có thể sử dụng nhà riêng có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc tiến hành thuê văn phòng để đặt địa chỉ công ty. Địa chỉ công ty phải nằm trong lãnh thổ Việt Nam, có số nhà, hẻm, quận, huyện, thành phố…rõ ràng, chính xác. Không sử dụng địa chỉ giả để làm địa chỉ công ty môi trường.
>>> Tham khảo thêm: Cách đặt địa chỉ công ty
Phải đảm bảo chọn người đại diện pháp luật đủ năng lực
– Khi mở công ty môi trường, doanh nghiệp sẽ cần phải chọn người phù hợp, đủ năng lực để làm người đại diện theo pháp luật cho công ty. Người đại diện theo pháp luật có thể là giám đốc công ty, chủ tịch hội đồng quản trị, quản lý… Nếu là công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần thì có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật chứ không nhất thiết là một người.
– Đây sẽ là người có trách nhiệm về mặt pháp luật cũng như quyền lợi, nghĩa vụ đối với hoạt động của công ty. Do đó, doanh nghiệp phải chọn một người đủ năng lực, kinh nghiệm, có thể quyết định và giải quyết những công việc quan trọng của công ty. Sau khi công ty môi trường đi vào hoạt động, doanh nghiệp có thể làm thủ tục thay đổi người đại diện nếu không hài lòng với người đại diện hiện tại ở công ty.
>>> Tham khảo thêm: Quy định về người đại diện theo pháp luật
Phải tiến hành chọn loại hình công ty phù hợp nhất
– Hiện nay, để có thể thuận lợi kinh doanh, doanh nghiệp cần chọn loại hình công ty phù hợp với phương thức hoạt động cũng điều kiện phát triển của công ty mình.
– Ví dụ ít thành viên thì nên chọn công ty trách nhiệm hữu hạn, còn số thành viên vượt quá 50 người thì nên chọn công ty cổ phần, tuy nhiên, doanh nghiệp cũng có thể chọn loại hình công ty tư nhân hay công ty hợp danh để làm loại hình cho công ty môi trường của mình. Mỗi loại hình doanh nghiệp đều có những ưu điểm riêng, doanh nghiệp hãy căn cứ vào mong muốn, điều kiện kinh doanh của công ty mình và chọn loại hình phù hợp nhất. (Tham khảo thêm: Ưu điểm và nhược điểm các loại hình doanh nghiệp).
III/ Một số điều kiện cần đáp ứng khi thành lập công ty môi trường
– Nếu doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề yêu cầu điều kiện, cụ thể trong trường hợp này là ngành nghề liên quan đến thu gom và xử lý rác thải độc hại thì cần chuẩn bị đầy đủ các điều kiện liên quan. Sau đó, phải làm hồ sơ xin giấy phép đủ điều kiện kinh doanh mới được phép đi vào hoạt động.
– Một số điều kiện cần đáp ứng để được cấp giấy phép đủ điều kiện xử lý, thu gom rác thải độc hại như:
+ Khoảng cách giữa khu thu gom đến địa bàn dân cư không làm ảnh hưởng đến con người cũng như môi trường sống.
+ Địa điểm hoạt động kinh doanh được cấp chính quyền phê duyệt.
+ Công nghệ, phương tiện, thiết bị sử dụng cho việc xử lý rác thải độc hại phải đúng quy định.
+ Có công trình và phương án bảo vệ môi trường cụ thể.
+ Doanh nghiệp phải có kế hoạch phục hồi môi trường chi tiết sau khi kết thúc quá trình xử lý rác.
+ Đội ngũ quản lý của công ty phải có trình độ chuyên môn phù hợp.
+ Báo cáo đánh giá về tác động của hoạt động xử lý rác thải với môi trường của công ty phải được phê duyệt bởi Bộ Tài nguyên và môi trường.
IV/ Một số lưu ý cơ bản sau khi mở công ty môi trường
Sau khi thành lập công ty môi trường thì doanh nghiệp phải hoàn tất những thủ tục cơ bản gồm:
Thực hiện công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
– Theo quy định điều 33 của Luật doanh nghiệp về công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp thì Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định để tránh bị xử phạt hành chính.
– Doanh nghiệp phải công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp lên cổng thông tin điện tử quốc gia trong vòng tối đa 30 ngày kể từ ngày có giấy phép đăng ký kinh doanh và đóng đầy đủ lệ phí theo quy định.
– Nội dung công bố bao gồm: Ngành, nghề kinh doanh và Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.
Thực hiện khắc con dấu cho công ty
– Công ty môi trường cần đặt khắc con dấu cho công ty. Số lượng, hình thức con dâu sẽ do doanh nghiệp quyết định. Tuy nhiên, cần lưu ý là con dấu phải chứa tên doanh nghiệp và mã số doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp cần tiến hành công bố mẫu dấu lên cổng thông tin điện tử quốc gia cùng với thông tin công ty.
Hoàn tất việc mua chữ ký số
– Doanh nghiệp cần phải tiến hành đăng ký mua chữ ký số online để phục vụ mục đích đóng thuế cũng như nộp tờ khai thuế trực tuyến, online.
– Doanh nghiệp hãy yêu cầu ngân hàng kích hoạt chức năng đóng thuế cho tài khoản ngân hàng của công ty. Kế toán của công ty sẽ dùng tài khoản chữ ký số đã mua để thực hiện đóng thuế online cho doanh nghiệp theo đúng quy định.
Tiến hành góp vốn vào công ty môi trường
– Doanh nghiệp có thể thực hiện góp vốn bằng tài sản hoặc tiền mặt. Tài sản được định giá theo sự thống nhất của doanh nghiệp. Thành viên công ty chỉ được góp vốn phần vốn góp cho công ty bằng các tài sản khác với loại tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của đa số thành viên còn lại. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp như đã cam kết góp.
– Thành viên phải góp vốn phần vốn góp cho công ty đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. (Tham khảo ngay: Quy định về việc góp vốn trong doanh nghiệp).
Đóng thuế đầy đủ sau khi công ty đi vào hoạt động kinh doanh
Doanh nghiệp cần tiến hành đóng thuế đầy đủ sau khi mở công ty môi trường. Các loại thuế cụ thể bao gồm:
– Thuế thu nhập doanh nghiệp, đóng sau khi kết thúc năm tài chính.
– Thuế giá trị gia tăng, đóng theo quý báo cáo của doanh nghiệp.
– Thuế môn bài, công ty môi trường phải đóng thuế môn bài trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Thực hiện thuê kế toán riêng hoặc sử dụng dịch vụ kế toán
– Doanh nghiệp cần thuê một kế toán viên để có thể tiến hành giải quyết và hoàn tất kê khai thuế hay những vấn đề liên quan. Tuy nhiên, để thuận tiện và giúp tiết kiệm chi phí tối đa, doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ kế toán tại bắn cá ,bắn cá nhân ngư,bắn cá ngộ không.. (Tham khảo thêm: Dịch vụ kế toán trọn gói của bắn cá ,bắn cá nhân ngư,bắn cá ngộ không.).
Tiến hành đăng ký tài khoản ngân hàng
– Công ty môi trường cần tiến hành đăng ký tài khoản ngân hàng cho công ty để có thể thực hiện các hoạt động liên quan đến tiền. Chủ doanh nghiệp ra ngân hàng và mang theo con dấu, giấy phép đăng ký doanh nghiệp cũng như CMND để đăng ký mở tài khoản. Sau đó, làm thủ tục báo lên Sở Kế hoạch và đầu tư số tài khoản này.
Tiến hành treo biển hiệu và phát hành hóa đơn
– Bạn cần đặt làm bảng hiệu công ty có chứa đầy đủ những thông tin cần thiết. Như vậy sẽ giúp cơ quan có thẩm quyền thuận lợi cho việc quản lý. Việc treo bảng hiệu công ty là bắt buộc, nên doanh nghiệp phải sớm tiến hành.
– Doanh nghiệp cần tiến hành phát hành thông báo phát hành hóa đơn. Sau khi được chấp nhận thì đặt in hóa đơn để sử dụng.
Nếu doanh nghiệp còn bất cứ vướng mắc nào cần giải đáp liên quan đến vấn đề thành lập công ty môi trường thì hãy liên hệ đến bắn cá ,bắn cá nhân ngư,bắn cá ngộ không. để được hỗ trợ tư vấn thành lập công ty tận tình nhé!
Nguyễn Chính Alex có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Doanh nghiệp, đầu tư, marketing, kinh doanh, thương mại, tư vấn cấp phép, thuế, đất đai, hôn nhân, thừa kế, đăng ký kết hôn nước ngoài.
Giám đốc pháp chế tại bắn cá ,bắn cá nhân ngư,bắn cá ngộ không.